Gia sư tiếng trung hoa

GIA SƯ TIẾNG TRUNG HOA

Hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Để phát âm tiếng Trung tốt

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)

Nhận gia sư tiếng Trung tại nhà tại các quận:


Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.


Phát âm là một vấn đề quan trọng trong việc học ngoại ngữ, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.

Để phát âm tiếng Trung tốt, người học cần nắm vững hệ thống ngữ âm và một số vần đề lưu ý khi phát âm. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ tới người học một số vấn đề quan trọng giúp cải thiện khả năng phát âm tiếng Trung.

Nhận biết những lỗi sai thường gặp khi phát âm và giải pháp khắc phục

Bật hơi và không bật hơi
- Lỗi sai: Khi phát âm, không bật hơi hoặc bật hơi chưa đủ cường độ đối với một số thanh mẫu bật hơi.
- Giải pháp: Người học phải luôn nhớ tiếng Trung có 6 thanh mẫu bật hơi là p, q, t, k, ch, c. Thanh mẫu là chữ cái đứng đầu các âm tiết, vì vậy bất cứ âm tiết nào khi có các thanh mẫu p, q, t, k, ch, c đứng đầu thì lúc phát âm đều phải bật hơi. Để biết cường độ phát âm mạnh hay nhẹ các bạn sử dụng một tờ giấy để thử nghiệm.

y, w là thanh mẫu và cách phát âm của y, w
- Lỗi sai: Khi chữ cái y và w đứng đầu các âm tiết, người học thường nghĩ chúng là thanh mẫu và không biết nên phát âm như thế nào.
- Giải pháp: Thực ra y và w không phải là thanh mẫu, chúng là hình thức biến thể trong quy tắc viết phiên âm của vận mẫu i, u khi độc lập làm âm tiết, cho nên khi phát âm phải căn cứ vào âm gốc của nó để phát âm. Ví dụ: âm gốc của wo là uo (uš w), âm gốc của you là iou(išy).

Cách phát âm của các vận mẫu i, e, u, ü, iu, ui, un
- Lỗi sai: Các vận mẫu i, e, u, ü, iu, ui, un khi kết hợp với các thanh mẫu khác nhau thì có âm đọc khác nhau, làm cho người học dễ nhầm lẫn, dẫn đến phát âm sai.
- Giải pháp: Người học cần phải phân chia thành các trường hợp cụ thể như sau:
+ Đối với vận mẫu i: Có 2 cách đọc. Đọc gần giống ư trong tiếng Việt khi đứng trước nó là các thanh mẫu c, s, z, ch, sh, zh, r; còn lại đều đọc gần giống âm i trong tiếng Việt.
+ Đối với vận mẫu u và ü: Khi đứng trước ü là các thanh mẫu j, q, x thì khi viết phiên âm ü bị lược bỏ dấu hai chấm trên đầu, nhưng vẫn giữ nguyên âm đọc, ví dụ: ju, qu, xu. Nhưng khi đứng trước u và ü là các thanh mẫu n, l thì u và ü vẫn giữ nguyên cách viết và giữ nguyên âm đọc, ví dụ: nu, lu, nü, lü
+ Đối với các vận mẫu iu, ui, un: Người học cần biết rằng iu, ui, un  khi viết phiên âm đã bị lược bỏ chữ cái nằm ở giữa, khi phát âm phải căn cứ vào âm gốc của chúng. Âm gốc của iu là iou, âm gốc của ui là uei, âm gốc của un là uen.
+ Đối với vận mẫu e: Có 5 cách đọc, làm cho người học vô cùng bối rối khi phát âm. Do vậy, cần phân biệt rõ như sau: e đọc gần giống âm ơ trong tiếng Việt khi e không mang thanh điệu

Ví dụ: le, de, ne, me…. ; e đọc gần giống âm ưa trong tiếng Việt khi e mang thanh điệu, ví dụ: dé, gè, tè,…; e đọc gần giống âm ê trong tiếng Việt khi e xuất hiện trong các âm tiết ie, ye. Ví dụ: yéye, jiějie, bié, xièxie….; e đọc gần giống âm â trong tiếng Việt khi e xuất hiện trong các âm ēn, ēng, ei, ví dụ: mén, shén, shēng, lěng, gèng…, phía sau e kết hợp với i thành ei, lúc đó ei sẽ đọc gần giống âm ây trong tiếng Việt, ví dụ: mèimei, fēi, gěi,….

Âm độ của thanh điệu
- Lỗi sai: Khi đọc người học thường quên âm độ của các thanh điệu, dẫn đến việc phát âm các thanh điệu chưa đúng với âm độ của nó.
- Giải pháp: Thanh điệu hay còn gọi là dấu, tiếng Trung có 4 thanh điệu. Người học cần phải vẽ biểu độ âm độ và nhớ âm độ của các thanh như sau: thanh thứ nhất có âm độ là 55, thanh thứ hai có âm độ là 35, thanh thứ ba có âm độ là 214, thanh thứ tư có âm độ là 51.

Thanh nhẹ
- Lỗi sai: Khi xuất hiện Từ có âm tiết không mang thanh điệu, người đọc không biết đọc thế nào cho đúng âm độ của âm tiết không mang thanh điệu.
- Giải pháp: thanh nhẹ không được xem là một thanh điệu, bởi vì thực chất nó không có thanh điệu. Khi Từ có âm tiết không mang thanh điệu người học cần đọc âm tiết này với âm độ nhẹ và ngắn. Ví dụ: māma, gēge, dìdi, jiějie,….

Biến điệu của thanh điệu
- Lỗi sai: Khi đọc người học không chú ý đến hình thức biến điệu của thanh ba đi với nhau, thanh thứ tư đi với nhau và sự biến điệu của chữ yī, bù, dẫn đến phát âm sai.
- Giải pháp: Người học cần phân loại ra các trường hợp cụ thể như sau:
+ Thanh ba: Khi hai thanh ba đi với nhau thì thanh ba thứ nhất biến thành thanh thứ hai, ví dụ: nǐhǎo, hěnhǎo, ….; khi ba thanh ba đi với nhau thì hai thanh ba đầu tiên biến thành thanh thứ hai, ví dụ: wǒhěnhǎo, ….
+ Thanh tư: hai thanh tư đi với nhau thì thanh tư thứ nhất đọc nửa thanh, ví dụ:.
+ Chữ yī: khi đứng sau yī là âm tiết mang thanh thứ tư thì yī đọc thành thanh thứ hai (yí), ví dụ: yígè, yíhàn,…. ; khi đứng sau yī là âm tiết mang thanh thứ nhất, thứ hai và thứ ba thì yī đọc thành thanh thứ tư (yì), ví dụ: yìbān, yìdiǎn,…..
+ Chữ bù: khi đứng saubù là âm tiết mang thanh thứ tư thìbù đọc thành thanh thứ hai (bú), ví dụ: búshì, bùmǎi,…. ; khi đứng saubù là âm tiết mang thanh thứ nhất, thứ hai, thứ ba thìbù giữ nguyên thanh điệu (bù), ví dụ: bùhǎo, bùxíng, …..

Một số giải pháp bổ sung
Thường xuyên ôn luyện, tạo thành thói quen
Trong quá trình học tập, nhiều người học chủ quan cho rằng mình đã nắm chắc các kiến thức về ngữ âm, nên không cần ôn luyện, dẫn đến lâu ngày sẽ quên. Vì vậy, người học cần phải thường xuyên ôn luyện.
Tìm âm tiếng Việt phát âm tương đồng

Để thuận lợi khi phát âm và dễ dàng làm quen với các âm tiết tiếng Trung, người học cần tìm cho các thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung một âm đọc gần giống với âm tiếng Việt để đọc.

Ví dụ: d - đọc gần giống t trong tiếng Việt, t - đọc giống th trong tiếng Việt,….
Hạn chế sự ảnh hưởng của âm địa phương và âm vùng miền
Người học Ngoại ngữ thường chịu sự chi phối ít nhiều bởi ngôn ngữ mẹ đẻ, âm địa phương và vùng miền. Vì vậy, người học cần hạn chế một cách tối đa sự ảnh hưởng chi phối của âm địa phương và âm vùng miền, bằng cách thường xuyên nghe người bản xứ nói, và nhờ thầy cô hoặc bạn bè chỉnh sửa khi phát âm.


Trên đây là vấn đề rất dễ dẫn đến lỗi sai khi phát âm mà chúng tôi phát hiện được trong quá trình học tập và giảng dạy, hy vọng sẽ giúp người học cải thiện được khả năng phát âm và phát âm chuẩn xác các âm tiết trong tiếng Trung, tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình giao tiếp.
Like This Article ? :

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.